Nhận Biết Lỗi Và Sửa Chữa Bộ Sạc Dynamo Cho Chiếc Xe Của Bạn

Khoảng thế kỉ 18, con người đã có những phát minh, sáng chế vĩ đại, áp dụng cần thiết vào cuộc sống của chúng ta đến ngày nay. Các phương pháp ấy chung quy lại chỉ là chuyển đổi động năng thành nhiệt năng. Ngày nay, chúng ta sử dụng cơ chế hoạt động này rất nhiều đặc biệt là trong các bộ sạc dynamo cho xe đạp hay rõ hơn là xe ô tô.

Chính vì vậy, các chủ xe ô tô đều nên có cho mình những kiến thức cần thiết về bộ sạc điện ô tô này để phát hiện được những hư hỏng và kịp thời sửa chữa.

Hãy cùng DOXERV đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về máy phát điện cho tô tô cũng như cách nhận biết, sữa chữa những hư hỏng khi có vấn đề xảy ra nhé!

Xem thêm: Thiết bị điện cho xe di động của bạn siêu rẻ và chất lượng 

Dấu hiệu cho thấy máy phát điện ô tô yếu hay hư hỏng
Dấu hiệu cho thấy máy phát điện ô tô yếu hay hư hỏng

Dấu hiệu cho thấy máy phát điện ô tô yếu hay hư hỏng

Máy phát điện xe ô tô là một thiết bị nằm trong khoang động cơ. Nó đảm nhận nhiệm vụ cung cấp điện năng cho các thiết bị tiêu thụ điện trên xe như ắc quy, hệ thống còi, đèn, điều hòa xe… Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng không thể thiếu trên mỗi chiếc xe.

Vậy nên khi máy phát ô tô gặp vấn đề, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp rất nhiều tới quá trình vận hành của chiếc xe. 

Xe khó khởi động

Nếu bạn cố gắng khởi động xe nhiều lần những vẫn không được thì rất có thể dynamo ô tô đang gặp vấn đề. Nguyên nhân là do bình ắc-quy không được sạc do dynamo xe oto hỏng dẫn tới không đủ điện áp để khởi động động cơ.

Cuộn kích hư hỏng

Có nhiều tình trạng khiến cuộn kích hư hỏng như: cuộn kích bị đứt, cuộn kích chạm mát hay cuộn kích bị ngắn mạch. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do các đầu của cuộn kích tới các vòng tiếp xúc không tốt, khiến cho từ thông giảm xuống nên điện áp nhỏ và dòng điện không thể đi ra mạch ngoài.

Cuộn stato gặp vấn đề

Cuộn stato gặp vấn đề cũng sẽ khiến công suất của máy phát điện yếu đi hoặc không hoạt động.

Khi đứt một pha, hai pha còn lại sẽ mắc nối tiếp có thể dẫn tới tình trạng chọc thủng diode chỉnh lưu bởi điện trở, cuộn dây stato sẽ tăng lên khiến điện áp tăng. Nếu đứt cả hai pha thì máy phát điện ô tô sẽ không hoạt động.

Chạm mát còn có thể xảy ra do hư hỏng về cơ hoặc nhiệt của cuộn dây hoặc ở đầu ra, điều này khiến công suất của máy phát giảm.

Hệ thống đèn trên xe sáng không rõ
Hệ thống đèn trên xe sáng không rõ

Chết bình ắc-quy

Như đã đề cập ở trên, việc bình ắc-quy yếu điện hoặc chết có thể là do máy phát điện ô tô hỏng.

Hệ thống đèn trên xe sáng không rõ

Khi khởi động xe, bạn hãy quan sát xem toàn bộ đèn trên xe như: đèn bảng taplo, đèn chiếu sáng trong xe, đèn pha… xem chúng có bị mờ hơn so với thông thường hay không. Nếu có thì cũng có thể là máy phát xe ô tô đang gặp vấn đề.

Để chắc chắn xem kết luận có đúng không, bạn có thể thay thế đèn và dự phòng và kiểm tra lại. Nếu đèn pha mới lắp vẫn yếu thì bạn nên mang xe tới các garage sửa máy phát điện ô tô. Tránh để lâu khiến toàn bộ các hệ thống điện đều ảnh hưởng.

Ngoài ra, củ phát điện ô tô gặp vấn đề còn khiến hệ thống âm thanh, hệ thống giải trí hay tất cả các hệ thống khác trên xe bị yếu đi. Đặc biệt, hệ thống âm thành còn yếu hơn khi đạp mạnh chân ga.

Chổi than máy phát điện ô tô tiếp xúc gặp trục trặc

Chổi than là một trong số những bộ phận quan trọng nằm trong cấu tạo của máy phát điện. Vậy nên, nếu bộ phận này gặp vấn đề thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới máy phát điện ô tô

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do có sự oxy hóa hoặc dầu dính vào vòng tiếp xúc, cổ góp mòn không đều hoặc giảm sức căng lò xo chổi than.

Những hư hỏng này có thể làm gia tăng điện trơ mạch kích máy phát, làm giảm cường độ của dòng kích khiến công suất máy phát sụt giảm.

Bộ tiết chế máy phát gặp vấn đề

Bộ tiết chế IC của máy phát điện xe ô tô đảm nhận nhiệm vụ điều tiết sao cho lượng điện áp mà máy phát điện cung cấp tới các bộ phận luôn được cân bằng ở những thời điểm khác nhau.

Bảo dưỡng máy phát điện ô tô
Bảo dưỡng máy phát điện ô tô

Vậy nên, khi bộ phận nay gặp vấn đề, thì toàn bộ hoạt động của máy phát cũng gặp trục trặc theo.

Xem thêm: Nhà Di Động – Mô Hình Nhà Ở Động Đáo Và Mới Mẻ 

Bảo dưỡng máy phát điện ô tô

Bảo dưỡng theo cấp

– Bảo dưỡng cấp 1: Kiểm tra sự bắt chặt và độ căng của đai truyền.

– Bảo dưỡng cấp 2: Vệ sinh bề mặt máy phát, kiểm tra độ bắt chặt và độ căng đai.

Bảo dưỡng theo mùa

– Kiểm tra tình trạng của cổ góp, các vòng bi và chổi than, kiểm tra độ bắt chặt và độ căng đai.

Nếu như toàn bộ những bộ phận trên vẫn hoạt động ổn định mà xe vẫn gặp phải tình trạng khó khởi động, thì rất có thể diode của bạn đang gặp vấn đề.

– Những vấn đề liên quan tới diode cần phải được tiến hành kiểm tra và sửa chữa bởi các garage sửa điện ô tô chuyên nghiệp.

Cách kiểm tra máy phát điện ô tô và sửa chữa chúng

Việc kiểm tra máy phát xe ô tô khá đơn giản. Bạn chỉ việc chuẩn bị cho mình một đồng hồ đo điện và thực hiện theo những bước sau:

Xác định vị trí của bình ắc-quy

Đầu tiên, bạn hãy mở nắp capo và xác định vị trí của bình ắc-quy. Thường thì bình ắc-quy sẽ nằm ở bên trái hoặc phải khoang động cơ. Cũng có một số hãng xe đặt bình ắc-quy phía dưới ghế giữa.

Để xác định chính xác vị trí, bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe.

Tắt máy và đo điện áp

Cách kiểm tra máy phát điện ô tô và sửa chữa chúng
Cách kiểm tra máy phát điện ô tô và sửa chữa chúng

Tiếp đến, bạn hãy sử dụng volt kế đã chuẩn bị trước đó để tiến hành đo điện áp từ bình ắc-quy để xác định điện áp tạo ra.

Lưu ý: Chỉ đo khi xe đã tắt máy và khi đo phải đảm bảo đúng cực (que đèn cực âm và que đèn cực dương).

Nổ máy và đo điện áp

Sau khi đã đo xong điện áp bình ắc-quy trong khi tắt máy xe, bạn hãy rút hết dây đo và khởi động xe. Sau đó hãy tiến hành đo lại tương tự như khi đo trong lúc xe tắt máy.

Ghi điện áp và so sánh

Sau khi đã đo xong điện áp ắc quy trong 2 tình trạng là xe tắt và nổ máy. Bạn hãy so sánh những thông số đã ghi lại và đã có thể đưa ra kết luận sơ bộ về tình trạng máy phát điện ô tô.

Khi đo điện áp trong khi xe tắt máy và điện áp bằng hoặc lớn hơn 12 Volt thì có nghĩa là ắc-quy bình thường. Ngược lại, nếu điện áp thấp hơn 12 Volt thì có nghĩa rằng ắc-quy xe đã hỏng và cần thay mới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc máy phát điện trên ô tô của bạn đang gặp vấn đề, và bạn cần phải sửa máy phát xe ô tô bằng cách đưa xe tới các garage sửa chữa chuyên nghiệp.

Khi đo điện áp trong khi nổ máy và điện áp lớn hơn lúc xe đang tắt máy (khoảng 13.4 – 14.2 Volt) thì có nghĩa máy phát điện đang hoạt động tốt. Ngược lại, nếu điện áp không nằm trong khoảng này thì có nghĩa máy phát điện của bạn đang gặp vấn đề. Bạn cần mang xe tới garage để sửa máy phát hoặc thay mới nó.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bộ sạc dynamic mà DOXERV muốn gửi đến bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp ngay.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

DOXERV.VN

Hãy gọi đến HOTLINE : 0345 72 1919

Email : doxervvn@gmail.com

Địa chỉ : 21 Nguyễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa, quận Cầu giấy – TP Hà nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.